✅ Công Ty Uy Tín | Cách hạch toán tài khoản 338 – Phải trả, phải nộp khác
Cách Hạch Toán Tài Khoản 338 – Phải Trả, Phải Nộp Khác

Khái niệm cách hạch toán tài khoản 338 – Phải trả, phải nộp khác

Hạch toán tài khoản 338 (TK 338) là một tài khoản trong hệ thống hạch toán được sử dụng để phản ánh về tình hình thanh toán các khoản phải nộp, phải trả khác ngoài việc phản ánh ở các tài khoản khác thuộc nhóm tài khoản (TK) 33 từ TK 331 đến TK 337.

Ngoài ra, hạch toán tài khoản 338 này còn được sử dụng để hạch toán phản ánh doanh thu nhận trước về việc đã cung cấp dịch vụ cho khách hàng và các khoản chênh lệch tỷ giá phát sinh trong việc bán thuê lại tài sản là thuê tài chính và thuê hoạt động.

Kết cấu và nội dung phản ánh hạch toán tài khoản 338

Kết Cấu, Nội Dung Và Phạm Vi Phản Ánh Hạch Toán Tài Khoản 338 

Kết Cấu, Nội Dung Và Phạm Vi Phản Ánh Hạch Toán Tài Khoản 338

1. Kết cấu hạch toán tài khoản 338

kết cấu hạch toán tài khoản 338 gồm có hai bên: bên nợ – dư nợ và bên có – dư có. Cụ thể:

  • Bên nợ: BHXH, BHYT, BHTN, KPCĐ đã nộp; Giá trị tài sản thừa vào các TK có liên quan theo quyết định xử lý của công ty; Doanh thu chưa thực hiện kết chuyển từng kỳ, trả lại tiền nhận trước khi không thực hiện việc cho thuê tài sản; Kết chuyển chênh lệch giá bán lớn hơn giá trị còn lại của cho thuê tài chính và thuê hoạt động vào chi phí kinh doanh; Phân bổ chênh lệch giá bán trả ngay và trả chậm vào chi phí tài chính. Dư nợ thể hiện số đã trả, đã nộp nhiều hơn so với số phải trả, phải nộp.
  • Bên có: Các khoản trích BHXH, BHYT, BHTN, KPCĐ vào chi phí hoặc trừ lương của lao động; Các khoản nhận góp vốn nhưng không thành lập pháp nhân, các khoản vay mượn…; Thu hộ cho đơn vị khác; Các khoản phải trả khác; Tài sản thừa chờ xử lý (chưa xác định nguyên nhân), tài sản thừa phải trả đã xác định được nguyên nhân; Doanh thu chưa thực hiện có phát sinh trong kỳ; Chênh lệch giá bán trả ngay và trả chậm, trả góp; Chênh lệch giá bán và giá trị còn lại của tài sản thuê hoạt động và thuê tài chính. Dư có bao gồm các khoản trích BH chưa nộp, doanh số chưa thực hiện cuối kỳ, các khoản nộp, trả khác chưa xử lý.

Tài khoản 3388 bao gồm 8 tài khoản cấp 2 như sau:

1. Tài khoản 3381 – Tài sản thừa chờ xử lý: Thể hiện giá trị tài sản thừa mà chưa xác định được nguyên nhân, đang chờ quyết định xử lý từ cấp trên. Nếu tài sản thừa đã được xác định nguyên nhân và có hướng xử lý cụ thể, thì số tiền sẽ được hạch toán vào tài khoản liên quan trực tiếp, không thông qua tài khoản 3381.

2. Tài khoản 3382 – Kinh phí công đoàn: Thể hiện thông tin về việc trích và thanh toán chi phí của hội viên công đoàn tại đơn vị.

3. Tài khoản 3383 – Bảo hiểm xã hội: Thể hiện thông tin về việc trích và thanh toán bảo hiểm xã hội cho nhân viên tại đơn vị.

4. Tài khoản 3384 – Bảo hiểm y tế: Thể hiện thông tin về việc trích và thanh toán bảo hiểm y tế cho nhân viên tại đơn vị.

5. Tài khoản 3385 – Phải trả về cổ phần hóa: Thể hiện số tiền phải trả về do thu bán cổ phần vốn nhà nước, chênh lệch giữa giá trị thực tế phần vốn góp 100% của nhà nước sang vốn của công ty cổ phần tại thời điểm xác định giá trị doanh nghiệp.

6. Tài khoản 3386 – Bảo hiểm thất nghiệp: Thể hiện thông tin về việc trích và thanh toán bảo hiểm thất nghiệp cho nhân viên tại đơn vị.

7. Tài khoản 3387 – Doanh thu chưa thực hiện: Thể hiện việc tăng hoặc giảm doanh thu chưa được thực hiện trong kỳ kế toán (bao gồm khách hàng đã thanh toán trước cho các kỳ thuê tài sản, lãi trước khi cho vay hay mua các công cụ nợ, chênh lệch giá bán giữa trả ngay và trả chậm…).

8. Tài khoản 3388 – Phải trả, phải nộp khác: Thể hiện các khoản phải trả khác ngoài các khoản đã được thể hiện trên các tài khoản từ 3381 đến 3387.

2. Nội dung và phạm vi của hạch toán tài khoản 338

Hạch toán tài khoản 338 được sử dụng để hạch toán các khoản sau:

  • Trích và thanh toán các khoản trích bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, kinh phí công đoàn.
  • Các khoản cổ tức, lợi nhuận trả cho chủ sở hữu.
  • Các khoản vay, mượn có tính chất tạm thời, các khoản góp vốn mà không thành lập pháp nhân mới.
  • Các khoản thu hộ được trả lại, các khoản tiền mà bên nhận ủy thác được nhận để nộp các loại thuế xuất nhập khẩu, GTGT của hàng nhập khẩu và thanh toán hộ cho bên giao ủy thác.
  • Các khoản tài sản thừa chưa xử lý hoặc xử lý theo quyết định của cơ quan chức năng ghi trong biên bản xử phạt.
  • Chênh lệch giữa giá bán trả ngay và trả chậm, trả góp.
  • Khoản tiền thu trước của nhiều kỳ về việc cung cấp hàng hóa, dịch vụ hay cho thuê tài sản, các khoản thu nhập chưa thực hiện khác.
  • Các khoản chênh lệch giá bán cao hơn so với giá trị còn lại của TSCĐ bán và thuê lại, khoản chênh lệch giữa giá bán cao hơn và giá trị hợp lý của TSCĐ.
  • Phát sinh các khoản trả, nộp khác bằng ngoại tệ, thì phải quy đổi sang tỷ giá thực tế tại thời điểm phát sinh.
  • Khi thanh toán các khoản nợ có gốc ngoại tệ, thì quy đổi theo tỷ giá ghi sổ thực tế đích danh.
  • Cuối kỳ, phải đánh giá lại các khoản phải trả, phải nộp có gốc ngoại tệ theo tỷ giá thực tế tại thời điểm lập báo cáo tài chính và phát sinh chênh lệch tỷ giá sẽ được ghi nhận vào doanh thu và chi phí tài chính.

Phương pháp hạch toán tài khoản 338 – Phải trả, phải nộp khác

Dưới đây là một số phương pháp hạch toán tài khoản 338 cho các trường hợp cụ thể:

1.Hạch toán tài khoản 338 trong trường hợp tài sản thừa chờ xử lý:

    • Chưa có quyết định xử lý: Nợ các TK 111, 152, 153, 156, 211 (lấy theo giá trị hợp lý) tiền mặt, vật tư, công cụ dụng cụ, hàng hóa, TSCĐ; Có các TK 3381 – Tài sản thừa cần xử lý.
    • Có quyết định xử lý: Nợ TK 3381 – Tài sản thừa cần được xử lý; Có TK 411 – Vốn đầu tư chủ sở hữu; Có TK 441 – Vốn xây dựng cơ bản; Có TK 3388 – Các khoản phải thu, phải trả khác; Có TK 642 – Chi phí quản lý doanh nghiệp; Có TK 711 – Thu nhập khác.

2. Hạch toán tài khoản 338 trong trường hợp tài sản thừa khi cổ phần hóa doanh nghiệp 100% vốn nhà nước:

    • Khi nhận quyết định cổ phần hóa của cấp trên: Nợ các TK 111, 112; Có TK 3381 – Tài khoản thừa cần xử lý.
    • Tài sản thừa so với biên bản: Nợ TK 3381 – Tài khoản thừa chờ xử lý; Có TK 331 – Trả cho người bán (nếu là của người bán dư); Có TK 3388 – Trả khác; Có TK 411 – Vốn chủ sở hữu (nếu không tìm được nguyên nhân).

3. Hạch toán tài khoản 338 trong trường hợp trích BHXH, BHYT, BHTN, KPCĐ:

    • Trích các khoản bảo hiểm: Nợ TK 622, 623, 641, 642 (đưa vào chi phí sản xuất kinh doanh); Có TK 3382, 3383, 3384, 3386 (KPCĐ, BHXH, BHYT, BHTN).
    • Khi nộp các khoản bảo hiểm: Nợ TK 3382, 3383, 3384, 3386; Có TK 111, 112 – Tiền gửi, tiền mặt.

4. Hạch toán tài khoản 338 trong trường hợp vay, mượn, nhận góp vốn hàng hóa, vật tư, tiền không hình thành pháp nhân:

    • Vay, mượn: Nợ TK 111, 112, 152, 153, 156; Có TK 3388 – Tài khoản phải trả, phải nộp khác.

5. Hạch toán tài khoản 338 trong trường hợp doanh thu chưa thực hiện về việc cho thuê TSCĐ theo phương thức cho thuê hoạt động:

    • Nhận tiền trước cho thuê tài sản trong nhiều năm: Nợ TK 112, 112 (tổng số tiền thực nhận); Có TK 3387 – Doanh thu chưa thực hiện (chưa có VAT); Có TK 3331 – Thuế GTGT.
    • Hàng kỳ phân bổ vào doanh thu: Nợ TK 3387; Có TK 511 – Tài khoản doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ.
    • Không thực hiện được hợp đồng cho thuê tài sản, trả lại tiền: Nợ TK 3387 giá chưa gồm VAT; Nợ TK 3331 thuế VAT; Có TK 112, 111 – Tổng tiền phải trả.

6. Hạch toán tài khoản 338 trong trường hợp trả chậm, trả góp:

    • Trả chậm, trả góp: Nợ TK 111, 112, 131 – Phải thu khách hàng, tiền gửi, tiền mặt; Có TK 3387 – Chênh lệch giữa giá trả ngay và trả chậm; Có TK 511 – Giá bán cần trả tiền ngay; Có TK 3331 – Thuế GTGT phải nộp.
    • Hàng kỳ, kế toán phân bổ doanh thu chưa thực hiện: Nợ TK 3387 – Doanh thu chưa phân bổ; Có TK 515 – Doanh số tài chính.
    • Ghi nhận thu tiền trả chậm, trả góp: Nợ TK 111, 112 – TK tiền mặt, tiền gửi; Có TK 131 – TK phải thu khách hàng.
    • Hạch toán giá vốn: Nếu bán hàng hóa: Nợ TK 632 – Giá vốn hàng bán; Có TK 155, 156, 157, 154 (631). Nếu bán, thanh lý BĐS: Nợ TK 632 – Giá vốn hàng bán; Nợ TK 2147 – Hao mòn TSCĐ; Có TK 217 – BĐS đầu tư.

7. Hạch toán tài khoản 338 trong trường hợp nhận ký cược, ký quỹ:

  • Nhận ủy thác nhập khẩu:
      1. Khi nhận tiền của doanh nghiệp giao ủy thác để nhập khẩu hàng hóa (Nợ TK 111, 112 – Tài khoản tiền mặt, tiền gửi ngân hàng; Có TK 3388 – Phải trả khác.)
      2. Khi chuyển tiền để ký quỹ LC (Nợ TK 244 – Ký quỹ, ký cược, cầm cố; Có TK 111, 112 – Tiền gửi, tiền mặt.)
      3. Khi nhận hàng về doanh nghiệp tự theo dõi riêng không thể hiện trên bảng cân đối kế toán.
      4. Khi thanh toán ủy thác nhập khẩu: Khoản tiền cho nhà cung cấp ở nước ngoài (Nợ TK 138 – Phải thu khác; Nợ TK 3388 – Phải trả khác; Có TK 111, 112, 3388 – Tiền mặt, tiền gửi ngân hàng, phải trả khác.) Khi mở ký quỹ, xem như thanh toán 1 phần cho bên nước ngoài (Nợ TK 138 – Phải thu khác; Có TK 244 – Ký cược, ký quỹ). Khi nộp thuế XNK, thuế GTGT hàng nhập khẩu (Nợ TK 138 thu lại số tiền nộp hộ; Nợ TK 3388 trừ vào tiền đã nhận ủy thác; Có TK 111, 112.)
      5. Phí ủy thác nhập khẩu và thuế GTGT trên phí ủy thác thì kế toán ghi (Nợ TK 131, 111, 112 – Phải thu, tiền mặt, tiền gửi ngân hàng; Có TK 511 – Doanh thu; Có TK 3331 – Thuế GTGT.)
      6. Các khoản chi hộ liên quan hoạt động xuất khẩu: ngân hàng, hải quan (Nợ TK 138 – Phải thu khác; có TK 111,112). Khi kết thúc giao dịch ủy thác thì bù trừ công nợ (Nợ TK 3388 – Phải trả khác; có TK 138 – Phải thu khác)
  •  Nhận ủy thác xuất khẩu:
        • Chi hộ bên ủy thác xuất khẩu (Nợ TK 138 – Phải thu khác; Có TK 111, 112 – Tiền mặt, ngân hàng.)
        • Nhận tiền của người mua ở nước ngoài (Nợ TK 112 – Tiền gửi ngân hàng; Có TK 3388 – Phải trả khác.)
        • Bù trừ các khoản phải thu, trả khác (Nợ TK 3388 – Phải trả khác; Có TK 138 – Phải thu khác.)

8. Hạch toán tài khoản 338 trong trường hợp khi chênh lệch tỷ giá khi lập báo cáo tài chính vào cuối năm

  • Phát sinh lãi tỷ giá (Nợ TK 3388 – Phải trả khác; Có TK 413 – Chênh lệch tỷ giá.)
  • Phát lỗ tỷ giá (Nợ TK 413 – Chênh lệch tỷ giá; Có TK 3388 – Phải trả khác.)

Các câu hỏi thường gặp khi hạch toán tài khoản 338

Các Câu Hỏi Thường Gặp Khi Hạch Toán Tài Khoản 338

Các Câu Hỏi Thường Gặp Khi Hạch Toán Tài Khoản 338

Dưới đây là một số câu hỏi thường gặp khi hạch toán tài khoản 338:

  1. Hạch toán các khoản trích theo lương bằng cách trừ lương người lao động 10.5% (theo quy định), lương đóng BHXH là 10.000.000 đồng.
    • Nợ TK 3383: 800.000;
    • Nợ TK 3384: 150.000;
    • Nợ TK 3385: 100.000;
    • Có TK 334: 1.050.000.
  1. Công ty A bán điện thoại IP 12 với giá trả ngay là 18.700.000 đồng bao gồm thuế GTGT 10%, bán trả góp 12 tháng, giá bán là 22.000.000 đồng chưa VAT, giá vốn là 13.000.000 đồng.
    • Bán hàng trả ngay:
      • Nợ TK 111 / 131 / 112: 24.200.000;
      • Có TK 511: 17.000.000;
      • Có TK 3331: 2.200.000.

Tổng quan về cách hạch toán tài khoản 338 – Phải trả phải nộp khác đã được trình bày ở trên. Việc hiểu rõ cách hạch toán tài khoản 338 này sẽ giúp bạn quản lý tài chính doanh nghiệp một cách hiệu quả và chính xác.

Xem thêm bài viết: Hướng dẫn cách hạch toán tài khoản 641 – TK chi phí bán hàng

Hãy gọi cho chúng tôi tại trụ sở Tp. Vũng Tàu theo số điện thoại 0979.468846 hoặc 0254.2228666, hoặc tại Bà Rịa & Phú Mỹ qua số điện thoại 0979.468846 – 0858.072.072 hoặc 0254.2228777 để được hỗ trợ.


THÔNG TIN LIÊN HỆ

Thành Lập Công Ty Vũng Tàu

Chia sẻ bài viết này:

Thành Lập Công Ty Vũng Tàu
Thành Lập Công Ty Vũng Tàu

Liên hệ với chúng tôi

Vui lòng để lại thông tin, Công ty Kế Toán Vũng Tàu M.I.T sẽ gọi lại ngay.

Thành Lập Công Ty Vũng Tàu Mit
Cảm ơn quý khách đã liên hệ đến Thành lập Công ty Vũng Tàu, tin nhắn đã được gửi đi.
Rất tiếc, có lỗi trong quá trình gửi tin, quý khách vui lòng liên hệ với số điện thoại tại chức năng liên hệ hoặc gửi lại biểu mẫu này. Cảm ơn.